Bài viết Cảm xúc - Kỷ niệm về Lệ Sơn

Sự Học Xưa – Phần 2 – Tác giả: Toản Lương

Được đăng bởi Người Lệ Sơn

Trước ngày 2 tháng 9, ông nội bắt đầu mua sắm chuẩn bị cho thằng cháu vào lớp 1. Từ làng tôi qua đường quốc lộ 12 cách sông Gianh vì thế phải đi đò mới sang được bên ý. Hiên ngang và dõng dạc ngưòi bảo cô hợp tác xã tín dụng rút hẵn 20 đồng. Hồi ý vì bác cả tôi hy sinh trong kháng chiến chống pháp nên tháng được nhà nước hỗ trợ 27 đồng. Được đồng nào của nhà nước cho, Ngưòi gửi cả vào đấy để phòng lo “Hậu Sự” mà không phiền đến con cháu. (sau này ông tôi mất năm 1980 Bác tôi đi rút cả thảy được 270 d, đủ lo chôn cất ông và cúng cơm 3 ngày thì phải)
Nói qua 1 chút về gia đình, mẹ tôi mất khi tôi ba tuổi, ba tôi đi công tác xa nhà rồi lại lập gia đình với ngưòi trên mạn ngược nên câc chị e tôi ở với ông bà nội trong 1 khu vườn đầy đầy cây xanh của thôn Phúc Tự trái tim của làng Văn Hóa. Khác với ba ngưòi em trai của mình lấy con đường học vấn để tiền thân (hồi ấy đỗ tú tài và cử nhân làm quan đốc học rồi tỉnh trưởng đã là nỗi tiếng trong vùng nhưng tài sản để lại cho quê hương chỉ là mảnh đất chợ vang và nhà làm hợp tác xã mua bán và nhà sau này làm trạm xá) thì ông tôi chọn con đường cổ cày tay trâu. Ông làm Lý trưởng thời pháp thuộc, phó chủ tịch xã đảng viên sau năm 1945 nên khi Pháp đi càn thì nhà ông tôi bị đốt trước tiên vì tội theo Theo Ta đánh Tây. Đến 1955 hòa bình lập lại thì lại bị Đảng ta vu địa chủ, Theo Tây Đánh ta.Nhà cửa ruộng vườn bị chia quả thực hết. Tài sản duy nhất mà ông giữ được của gia đình quan Phủ là cái bàn tính bằng gỗ, nước sơn đen bóng mà ông tôi dạy tôi làm tính khi vào lớp 2.
Ngày ấy, sách giáo khoa của con trẻ là do nhà trường phát. Sách chỉ có nhõn 2 quyển là đánh vần và tập tính. Ông tôi ghé cửa hàng hợp tác xã mua bán nơi chợ Vang mua 2 xếp giấy trắng về lấy kim và chỉ may đính lại xếp giấy là thành quyển vở. Ngưòi lại mua lọ mực Cửu Long và 2 ngòi bút, thế là đã đủ cho cả năm, thiếu đâu thì đi xin đấy sau!
Bút viết thì trẻ con không được viết bút chì mà vần phải viết bằng bút mực, quý nhất là ngòi bút và phải mua còn lại thân bút thì tùu theo sự sáng tạo của từng ông bà bố mẹ mà tự tạo. Ngưòi dùng cây đót, kẻ lấy cành tre chẻ ra và cắm ngòi bút vào ….

Hôm khai giảng, vì đã lên lớp 1 nghĩa là đã ngưòi lớn nên chúng tôi vài bạn trong xóm đã tự đi với nhau đi học. Đường làng toàn đường đất, hôm trước có trận mưa giông vì thế mà quần áo khi đến xuống trường gần như là bết bát đầy đất. Sân trường có mấy cây bàng lá to và bãi cỏ đầy cứt trâu bò. Chúng tôi, đứng dưói sân trường đầy bùn nhảo nhoét nghe các anh chị lớp 4 hát quốc ca và thầy hiệu trưởng căn dặn đại ý là phải chăm học, nghe lời thầy cô…
Không hiểu sao bây giờ trẻ em học nhiều và mất thời gian lắm thế chứ hồi ấy chúng tôi học nhẹ như lông hồng. Lớp học bắt đầu từ khoảng 14 h và 4 h 30 là đã tan. Trong lúc cha mẹ ông bà thì lo làm sao ngày hai bữa đủ sắn khoai thì cái đầu óc non nớt hồi ấy của chúng tôi. Tôi chỉ chú ý kiếm trò để chơi. Hàng ngày, lang thang từ vườn O cu Hòa qua vườn bà giáo Ý, vô đồng Lã Lã xuống cánh đồng Chăm. Hái hoa bắt bướm và bẻ cành cây hay rồi ném đất đánh khăng. Thắng thua khóc cưòi đúng kiểu con nít của những thằng con nít.
(còn nữa)

Tác giả: Toản Lương

Để lại một bình luận