Cảm xúc - Kỷ niệm về Lệ Sơn

LÀNG LỆ SƠN- LÀNG TIÊN LỆ

Được đăng bởi Người Lệ Sơn

Làng Lệ Sơn – Làng Tiên Lệ núi liền núi sông liền sông, với những người nông dân chất phác hiền lành dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, chung dòng sông Gianh huyền thoại, là hậu phương vững chắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cùng chia lửa với lực lượng Hải quân trong trận đánh lịch sử ngày 5/8/1965. Cả hai làng được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vủ trang trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Cùng dùng chung dòng nước mát khe Đè chảy ra đất Nương Dầu, Khương Hạ với những vườn cây trái quanh năm cho trái ngọt lành. Bọn trẻ chúng tôi thường xuyên hái quả Thị Tràm dấm dưới gốc cây Chu chi mà không sợ mất. Đi chăn bò chạy lụt, mở mo cơm mẹ nắm ra ăn với cà Trường* đầy nhung nhớ tuổi thơ tôi một thuở .

Những Thầy Cô Làng Lệ Sơn từng dạy chúng tôi ở làng Tiên Lệ: Thầy Lê Dũng Huế vóc dáng nhỏ con dạy về các môn học xã hội rất cuốn hút, học trò của thầy nay đã sang tuổi bảy, tám mươi có rất nhiều người thành đạt như Giáo sư Hoàng Phanh Đại học Tổng hợp Hà nội, phó Giáo sư tiến sĩ Hoàng Đức Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh…

Bản thân tôi từng học lớp 5 với cô Nguyệt trong căn nhà nữa chìm nữa nổi nước luôn ngập mắt cá chân trong chiến tranh, cô dạy chúng tôi môn Văn…

Anh rể tôi lái xe Trung đoàn đường ống xăng dầu 671đóng quân ở xã Mai hóa, Trung tá Nguyễn Hạp người làng Lệ Sơn Chính ủy.

Sau năm 1975 Tôi ở đơn vị E79 khôi phục cầu, đường tàu từ ga Minh Cầm đến ga Tiên an Quảng trị. Trung tá Phạm Thế Nhưng cùng anh em trong đội Trinh sát, Thông tin đi khảo sát men theo đường sắt mà đi. Qua làng Lệ Sơn bước qua những thanh tà vẹt cũ kỹ từ thời Pháp thuộc, những cục bê tông gối đầu thanh ray được đúc bằng đá cuội khá chắc chắn. Cây cối rậm rạp phủ kín theo đường ray, đến cầu Năm Thước cạnh hòn lèn Một, bom Mỹ đánh đã lật nghiêng nhưng đi qua được vẫn lỗ bị…sập!

Đường tàu được hanh thông, Đội xe gòong E79 ra đời, những chiếc xe Giải phóng cải tiến làm đầu máy kéo những toa tàu chất đầy đá tăng cường cho đường tàu thêm chắc chắn hơn.

Bà con trong làng Lệ Sơn ai cũng hết lòng ủng hộ đội xe , lúc chia tay ai cũng nhớ ai cũng thương.

Cuối năm 1977 E79 hành quân ra Bắc làm cầu hạng Trung trên quốc lộ 6, ngày ấy Thị xã Hòa bình còn hoang sơ lắm nhà dân là nhà tranh vách nứa ,người Mường xen kẻ người Kinh. Ấn tượng nhất là xóm Việt kiều Thái lan người Quảng bình hồi hương năm 1960, được bố trí ở ven sông Đà , làm nghề chài lưới trên Sông Đà. Riêng gia đình anh Sơn người làng Lệ Sơn không làm nghề chài lưới sống ở Trung tâm Thị xã là tôi thân nhất: Anh sinh ở Thái Lan, mẹ anh theo bố mẹ qua Thái Lan từ nhỏ, nên tên làng Lệ Sơn anh chỉ biết theo lời kể của bà. Bà tuổi 80 lúc đó vẫn nhớ như in: Làng Lệ Sơn có đặc sản cam Voi vỏ dày nhưng rất ngọt không nơi nào sánh được. Bà con họ hàng ai còn ai mất… Đưa cặp mắt đã chuyển qua màu trắng đục bà vẫn mong có được ngày về thăm quê.

Gia đình bác Huệ nhà ở tiểu khu Phương Lâm trước cửa nhà có suối chảy róc rách quanh năm ,các con bác ở Phường Đồng tiến công tác trong ngành văn hóa thông tin. Bác Huệ nguyên giám đốc Thực phẩm Tỉnh Hòa bình đã nghĩ hưu.

Bác Tâm Dược sĩ , vợ Đại tá Phạm Liệu (Em ruột Đại tá Phạm Đượu người làng Tiên Lệ) Trưởng ban kiến thiết đường 6 ( BĐ12) Nhà ở tiểu khu Chăm Mát dưới dốc Cun Hòa bình. Anh Lê Quốc Cường trợ lý kỹ thuật Ban kiến thiết đường 6,anh em tôi hay qua lại rất thân tình ,sau này tôi mới biết hiện anh là nguyên phó giám đốc Sở giao thông Quảng bình mới nghỉ hưu.

Làng Lệ Sơn nay là xã Văn Hóa Huyện Tuyên Hóa.

Làng Tiên Lệ là xã Quảng tiên Thị xã Ba Đồn.Hai làng ở hai Huyện khác nhau đã đồng hành cùng tôi đến trọn đời. Về hưu ở Sài Gòn tôi lại gặp các anh Lương Duy Kính, Lương Duy Cường… những người con ưu tú của làng Lệ Sơn đất phương Nam.

6/2023 Lê Diện

Để lại một bình luận