Giới thiệu tư liệu lịch sử làng do Thầy giáo Lương Duy Niệm biên khảoĐôi nét về tác giả
Họ và tên: Lương Duy Niệm
Nghề nghiệp: Giáo viên, nguyên Hiệu trưởng trường cấp 3 Phan Bội Châu
Hiện là giám đốc Trung tâm sáng tác và phát triển văn học nghệ thuật, chi nhánh tỉnh Quảng Bình
Địa chỉ: Thôn 3, Thiết Sơn, Thạch Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Số điện thoại: Nhà riêng: 0523670139 Di động: 01657607867
Bài viết liên quan đã đăng:
1. Làng Lệ Sơn, mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” xưa và nay ( Phần I)
Đất “địa linh” ắt sẽ sinh ra “nhân kiệt”. Đó coi như một cặp phạm trù của quy luật vậy. Chúng ta có thể liệt kê ra và khái quát được rằng: ở nơi đâu có thế núi sông hội tụ thì ắt những nơi ấy sẽ có những con người kiệt xuất được sinh ra.
Mảnh đất Lệ Sơn như đã nói ở phần trước: có thế núi Rồng chầu – Nghê phục; có sự hội tụ hào khí của sông – núi hữu tình hài hòa và thơ mộng. Thêm vào đó, lại có truyền thuyết kể rằng: ngày xưa, Cao Biền, một nhà địa lí giỏi của nước Trung hoa, khi đi qua thấy hòn Lèn Rồng (1) ở đất Phù Kinh bên kia sông, giống hình con rồng, quay đầu về phía làng Lệ Sơn, phun “mạch rồng” sang xóm Phúc Tự của làng. Cao Biền sợ đất ấy sẽ phát vương.”Mạch rồng” phun nước trào lên ở Rào Nước Mội, một hồ rộng, nước trong veo như mắt mèo, người dân ở đây bảo hồ sâu không có đáy! Bờ hồ phía Nam là một chóp núi cao, mặt đá phẳng như một tấm bảng viết. Cao Biền đã yểm trừ bằng ba nhát chém để cắt đứt vòi rồng phun. Đá đã trào ra máu đỏ tươi chảy xuống lòng hồ. Ba vết chém màu đỏ của máu còn lưu giữ cho đến bây giờ.
Trong bài thơ: “Làng Lệ Sơn” của nhà thơ Ngọc Duy đã được trích đoạn ở phần trước để nói mãnh đất “địa linh”, nhà thơ nói tiếp về phần “nhân kiệt” của làng như sau:
Ngàn năm nhân kiệt địa linhSinh bao võ tướng quang vinh rạng ngờiCử nhân khoa bảng… ngất trời”Bát danh hương”(2) dẩu một thời ai quênKhoa văn lớp lớp lưu tênTướng tài đánh giặc vang rền núi sôngĐất Văn hiến rạng tổ tôngLệ Sơn – Làng Vải(3) non sông lẫy lừng”(Trích “Hương đất Việt” – tập thơ chọn lọc) Như sử sách chép lại, Dương Văn An viết trong sách Ô Châu Cận Lục, ông khẳng định làng Động Hải (thành phố Đồng Hới bây giờ) đã có 450 năm trở lại đây. Nơi “thủ phủ” của tỉnh Quảng Bình xưa và nay được sinh ra trước làng Lệ Sơn 12 năm mà thôi. Trong 6 thế kỉ ấy, từ khi cháu nội của vua Lê Thánh Tông là Lê Văn Hành, quốc tự giám sinh và quan Lạng Đông Hầu Nguyễn Huy Tưởng khai canh lập ấp và cứ nối tiếp cho đến bây giờ, thời nào cũng có những hào kiệt, những bậc văn nho, những người đã đỗ đạt ở chốn quan trường. Nhiều người đỗ tú tài, cử nhân, thám hoa, bảng nhãn, tiến sĩ… cứ lớp lớp lưu tên cho đến bây giờ.
Có lẽ truyền thuyết nói đúng. Xóm Phúc Tự có một con đường đến nay người ta vẫn gọi là Hố Quan (4). Con đường ngang dài chưa đầy 300 mét ấy đã có 4 vị quan lớn được sinh ra tại 4 khu vườn tiếp nối nhau, có bờ rào trên dưới tiếp giáp với Hố Quan này. Nếu kể thứ tự từ bờ Sông Gianh vào là Lê Huy Tuân làm quan án sát tỉnh Thanh Hóa. Kế tiếp là vị quan bố chánh tỉnh Nam Định có tên là Lê Ngọc Uẩn. Phía trên Hố Quan đối diện là cậu học trò nghèo Lương Duy Chí, đêm đêm phải vào các đền chùa miếu mạo lấy chân hương thay đèn để học thành tài – khóa thi đầu tiên đã đỗ cử nhân được bổ làm quan tri phủ tại tỉnh Hải Dương. Tiếp nối, đối diện với vườn quan bố chánh là vị quan án sát tỉnh Quảng Nam có tên là Lê Thời Tập. Xuống một quảng nữa, ở Trung Làng có Lê Tư Tuệ làm quan bố chánh ở tỉnh An Giang. Cả 5 vị quan lớn này, hiện họ đang có thế hệ cháu chắt nội còn sống. Đó là chúng ta chỉ trích dẫn 5 vị quan lớn đời sau. Còn các vị quan lớn khác đã từng đỗ khôi nguyên, á nguyên từng làm trong triều đình ở các lớp trước mà hiện nay “chút chít”… của họ còn sống thì có khoảng gần 20 người nữa. Như thế, trong chế độ quan trường nho giáo ngày xưa làng Lệ Sơn có khoảng 25 vị đã từng đỗ đạt khôi nguyên, á giải, vì vậy làng Lệ Sơn mới được lịch sử tôn vinh là làng đứng đầu trong đại bát danh hương của tỉnh Quảng Bình là: Sơn – Hà – Cảnh – Thổ – Văn – Vỏ – Cổ – Kim. Nòi giống của các cụ vẫn trường tồn và kế nghiệp được truyền thống hiếu học, truyền thống văn – võ toàn tài để giúp nước, giúp đời và giúp người, giúp dân. Họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ xứ sở văn vật của quê hương mình.
Còn đỗ tú tài thì có nhiều, nhiều lắm. Các cụ làm ông nghè, quan phán, thông ngôn, lục sự … thì không kể hết. Cách đây gần 100 năm cụ Trần Huân đã có thơ rằng:
Khôi nguyên, á giải, đồng khoaĐồng triều phiên niết một nhà anh emTrong triều đình tiếng khen náo nứcSánh phần nhiều lộc thực toàn giaTrung Làng – Phúc Tự vinh hoaSo về Võ Xá – Văn La kém gì…Kẻ nhân kiệt giàu sang tiến bướcTrai anh hùng thao lược tài baMấy lời điểm lại gọi làLệ Sơn phong cảnh quê ta hửu tình(Trích bài thơ: Cảnh làng Lệ Sơn)
Có nhiều người làm quan, thấy triều đình thối nát, bất công muốn từ quan về ở ẩn. Cụ Lê Dũng Chất người làng Lệ Sơn là một ví dụ. Cụ đang làm quan Lục Sự ở triều đình nhưng cụ chán ngán khuyên con cháu rằng:
Đã chót gieo mình xuống thế gianNợ nần còn vướng nghiệp làm quanVào luồn ra cúi còng xương sốngRày quở mai rầy nát lá ganVẽ mặt lên sân, hề nói pháchChong tai dưới chạn ghé nghe đànAi về nhắn với đàn em dạiCó đói lên rừng gắng đốt than”(Bài thơ “Nợ làm quan” – năm1937)
Trong kháng chiên chống thực dân Pháp, tuy làng Lệ Sơn không bị giặc pháp chiếm đóng, nhưng bên kia sông ở làng Phù Kinh có đồn Chợ Cã, tiếp nối về phía Đông có đồn Tiên Lệ (ở xã Quảng Tiên bây giờ); cứ 3 ngày, 5 ngày giặc Pháp và lính Ngụy lại đánh năm ba chiếc ca nô tấn công càn quét làng. Chúng bắt bớ dân thường đốt nhà, cướp của … Nhiều lần, làng đã huy động chặt tre cắm xuống lòng sông làm hàng rào chiến đấu để ngăn chặn ca nô đi lên càn quét. Dân rào xong, chúng lại phá, lại càn. Dân lại rào, giặc lại phá…
Du kích đã bố trí 2 vọng gác ở hai đỉnh núi cao nhất tại hòn Lèn Choi, hòn Đồng Khâu. Cụ Lương Duy Tư đã mô tả:
Hòn Lèn Choi, hòn Đồng KhâuCả hai đỉnh ấy đều cao lưng trờiHồi kháng chiến dựng chòi vọng gácThấy rõ ràng đồn giặc nhiêu khêGiặc Tây giặc Ngụy đi vềDân quân đứng gác liệu bề báo tin Dùng hiệu mõ dữ lành loan báo Để xóm làng tỉnh táo lo toan Mõ giục là báo giặc gần Du kích bố trí, thường dân vào lèn”(Trích bài thơ “Nhớ quê”)
Trước lúc đi càn, từ đồn Tiên Lệ, giặc bắn đại bác, ca nông, đạn Moóc- chi-ê bay vèo vèo, nổ ì oàng khắp thôn xóm. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ kính yêu, dân quân làng Lệ Sơn đã anh dũng chống càn:
Lệnh truyền du kích tập trungPhân công bố trí quyết cùng tử sanhTrần Nhụy giật bom nổ đoànhNăm Tây ngã gục tan tành thịt xươngMai loan phục kích bên đườngGiật bom giết chết hai thằng lính TâyTrần Kiểm cũng quyết ra tayNém ba lựu đạn tiếc rày đạn câm “!(Trích bài thơ:” Du kích làng Lệ Sơn chống càn” của Nguyễn Đức Hồng – 24.10.1947)
Hiệp định Giơ – Ne – vơ được ký kết. Năm 1954, hòa bình được lập lại từ vĩ tuyến 17 trở ra. Rồi giảm tô, cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác xã, phong trào xây dựng quê hương dưới thời bao cấp… đã trải qua bao thăng trầm cùng với quê hương – đất nước. Người dân của ” Bát đại tính” vẫn giữ được cốt cách, truyền thống của nền văn hóa có bề dày lịch sử. Như cụ Lương Duy Tư đã tổng kết:
Nhìn chung các cấp các miềnNgành nào cũng có nhân viên dân làngCàng suy ngẫm lại càng thấy rõĐức khí thiêng cẩm tú non sôngTiến thân lập chí thuận dòngCon đường hiển đạt vẫn đông vẫn đều.”(Trích bài thơ: ” Nhớ quê”)
Cuộc sống của dân làng đang yên bình êm ấm, bỗng ngày mồng 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ huy động nhiều tốp máy bay phản lực đánh vào cảng Thanh Khê, đánh dọc lên dòng Giành, đánh vào làng Lệ Sơn. Máu của các chiến sĩ của hạm đội thủy quân đang đóng tại hầm Lèn Đứt Chin(5), hói (6) Phúc Tự và máu của người dân đã đỗ xuống. Dân quân đã dùng thuyền vận chuyển vũ khí đạn dược, vận chuyển thương binh vào làng cứu chữa. Cuộc đọ sức của quân và dân Miền Bắc và của du kích, dân làng Lệ Sơn nói riêng với cuộc chiến leo thang ra Miền Bắc bằng không quân bắt đầu từ ngày đó.
Nhớ lại mà tiếc đến ngẩn ngơ! Đình làng Lệ Sơn làm bằng gỗ lim, chạm trổ rất tinh xảo, nơi làm việc của làng của các chức sắc ngày xưa, cùng với đình hậu, nơi tế lễ của làng và đình thờ Bản Thổ Thành HoàngLàng cùng với trường học, trạm xá, trụ sở, Chùa Phúc Tự và tháp chuông cao ngất… đã bị đánh phá tan tành! Bây giờ chỉ còn trơ lại hai cột cổng đình làng là dấu tích của một tội ác trời không dung đất không tha” đối với đế quốc Mỹ xâm lược. Những năm ác liệt nhất, quân Y viện năm năm chín được chuyển về làng Lệ Sơn. Tại nền nhà ở của cụ Lương Duy Chí (hồi ấy đã là nhà thờ của họ Lương Duy) trở thành phòng mổ, phòng cứu chữa cho thương binh từ mọi nơi chuyển về. Chủ yếu là thương binh của tuyến lửa Bình – Trị – Thiên. Đúng như thầy Lê Ngọc Mân đã nói về làng Lệ Sơn ngày ấy:
Mỗi tấc đất thấm mồ hôi và máuCha ông ta giết giặc giữ thôn làngCon xin viết những dòng thơ đẹp nhấtKính dâng Người – Lịch sử sáng từng trang….Những ngôi sao – tên sáng ngời muôn thuởTướng Hoàng Sâm, Lê Công Mẫn, Trần PhươngĐã ngã xuống cho quê hương giải phóngHỡi anh hùng bất tử của quê hương!”(Trích bài thơ: “Đất mẹ anh hùng”)
Tiếp nối với Tướng Hoàng Sâm, các liệt sĩ Lê Công Mẫn, liệt sĩ phi công Trần Phương…, lớp lớp trai làng lên đường đánh Mỹ. Đại tá Trần Thân đã ngã xuống trên chiến trường Căm – Pu – Chia, đánh bọn Khơ Me đỏ – kẻ thù khát máu của nước bạn anh hùng.
Hàm đại tá thì có nhiều. Có một điều rất lạ, nhưng lại không lạ một chút nào. Hầu như phần đông là cháu, chắt nội của 5 cụ quan lớn ngày xưa cả. Trước hết phải kể đến Lương Tiến Đại, đại tá tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Bình. Đó là đại tá Lê Cương – cục trưởng cục binh chủng hóa học. Đại tá Lê Ngọc Tranh, Lê Hữu Độ. Đại tá Lê Duy Ngư, Lê Duy Ngọc và mẹ của hai đại tá này cũng chính là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vì ngoài hai đại tá này còn có hai người em là liệt sĩ chống Mỹ cứu nước. Đại tá Lương Duy Quý, đại tá Nguyễn Trung Thành còn trẻ đang tại quân ngũ…Lực lượng đại tá thì rất đông, có người đã hy sinh, có người đã mất, nhiều người còn sống. Cũng thành thật xin lỗi, có thể có những người chưa được ghi tên vào bài viết này. Đúng như đồng chí trưởng ty văn hóa thông tin tỉnh Quảng Bình, đồng chí Lê Khai cũng là con em của làng Lệ Sơn đã cảm xúc:
Bao đoạn khúc nôi thời oanh liệtChống Pháp xâm lăng đến Huệ KỳBom đạn ngút trời vườn xơ xácGià trẻ gái trai giữ lời thềLớp lớp ra đi người ở lạiCho mùa ngọt trái, ngát xanh quêLồng lộng trăng đêm ngời cổ tíchNgười già vui kể, trẻ vênh nghe.”(Trích bài thơ: Trên bến sông quê)
Ngay vào những ngày đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, thầy giáo Lương Duy Tâm ( cháu nội của cụ Lương Duy Chí) đã từng làm trưởng ty Giáo dục,Bình dân học vụ của Tỉnh Quảng Bình. Thầy đã viết để lại cho đời cuốn sách “Lịch sử Địa lý tỉnh Quảng Bình”, ngày nay đang dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử – địa lý địa phương của tỉnh trong các trường phổ thông. Kế nghiệp ông cha, là hai người con trai phó giáo sư Lương Duy Trung, P. Giáo sư Lương Duy Thứ đã để lại những cuốn tiểu thuyết tác gia dày gần nghìn trang. Đó là tuểu thuyết “Sếch – Xpia”, “Cù Thu Bạch”… đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa…
Nếu đang nói đến hàng lảnh đạo tỉnh, trước hết phải kể đến ông Lê Văn Đang, nguyên là trưởng Ban tuyên giáo tỉnh Bình Trị Thiên và là phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Rồi đồng chí Lê Duy Lương nguyên là giám đốc Sở địa chính. Đồng chí Lê Đức Mận giám đốc Sở giao thông trong những năm chiến tranh ác liệt nhất. Trong phong trào ” Xe không qua nhà không tiếc”, ông đã chỉ đạo thông các tuyến đường trên địa bàn tuyến lửa Quảng Bình để chi viện sức người, sức của cho Miền Nam ruột thịt. Còn trưởng phó ban, trưởng phó các đoàn thể cấp tỉnh thì có nhiều không thể kể vào đây hết được. Nhất là hiện nay có phóGiáo sư – tiến sĩ Lương ngọc Bính là đại biểu Quốc hội khóa XII, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình. Lại có một sự trùng hợp lạ lùng cũng cần nói ra đây. Đó là vườn nhà của cụ thân sinh của ông Lương Ngọc Bính đang ở từ xưa đến nay cũng nằm phía trên Hố Quan và kề phía ngoài của nhà tri phủ Lương Duy Chí. Điều đó càng minh chứng cho truyền thuyết từ ngàn xưa để lại là hoàn toàn đúng. Vì cái xóm nhỏ Phúc Tự này đã sinh ra bao nhiêu
“nhân kiệt” của làng.
Trong thời kỳ đổi mới, những trí thức trẻ có bằng tiến sĩ cử nhân thì nhiều không kể hết được. Hiện nay có trên 10 tiến sĩ trẻ đang sống và làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế … Nhiều người còn gọi làng Lệ Sơn là đất học, có tờ báo thì gọi làng Lệ Sơn là làng giáo viên! Theo thống kê thì làng Lệ Sơn có trên 500 thầy cô giáo, có khoảng 150 thầy cô giáo đã nghĩ hưu còn sống. Trong câu lạc bộ thơ của hội cựu giáo chức xã Văn Hóa đã xuất bản được 5 tập thơ ” Lệ Sơn xuân vọng” Và ” Lưu bút hồng”.
Trong toàn xã, đa số các tuyến đường đều được bê tông hóa, thay cho những con đường “sống trâu” lầy lội xưa kia. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đổi mới. Điện – đường – trường – trạm – chợ vang, khu văn hóa.. được sắp xếp lại ngày càng khang trang và khoa học hơn. Hung Tắt, Hung Cày nơi ngày xưa chúa Nguyễn định lập đồn lũy để chống trả với chúa Trịnh, thì nay nhà máy Xi măng đã vươn cao ống khói. Nghe đâu dự án xây cầu bắc qua dòng sông Gianh nối liền làng Lệ Sơn với quốc lộ 12A đã được phê chuẩn. Cái ước mơ ngàn đời phải được xóa đi cái gọi là “Cách sông trở đò” đã dần trở thành hiện thực. Phải chăng vì nguyên nhân “Cách sông trở đò” này mà nhiều người chưa coi quê hương làng Lệ Sơn là nơi “Cố hương” của đời mình? Nếu dự án cho cầu bắc qua dòng sông Gianh trở thành hiện thực thì có niềm vui nào lớn hơn đối với người dân tại nơi đây. Lúc có cầu qua lại rồi thì chắc chắn các bậc ” Nhân kiệt”, các nhà trí thức, các bậc văn nho sẽ quay về ” Cố hương” của mình để xây dựng, kiến thiết làng Lệ Sơn ngày càng giàu và đẹp hơn nữa, để mãi mãi xứng danh với mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” xưa và nay.
Đúng như nhà thơ Ngọc Duy đã cảm tác về mảnh đất ” Địa linh nhân kiệt” của làng quê này:
Người Quê Đất luôn sinh nữ tú trai tài Sông núi khí thiêng vượng tháng ngàyKế tiếp văn nho… đời sẵn cóSáng danh võ tướng xứng ngày mai.
Chú thích:
(1) Lèn Rồng: Hòn lèn hình con rồng ở đất xã Phù Hóa -huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình.
(2) ” Bát danh hương”: Tám làng nổi tiếng về ” Địa linh nhân kiệt” xưa và nay là: Văn – Võ – Cổ – Kim – Sơn – Hà – Cảnh – Thổ.
(3) ” Làng vải”: Được dịch từ tiếng Nôm từ tiếng ” Làng Lệ Sơn”, hơn nữa làng có một ngọn núi hình quả vải và tại nơi đây ngày xưa là một rừng vải.
(4) ” Hố quan”: Tên con đường ngang. Người Lệ Sơn thường gọi đường ngang là ” Hố”.
(5) ” Lèn Đứt Chin”: Là đoạn sông tiếp giáp với núi ở ” Hầm Lệ Sơn” – Núi khuyết chân, đủ để tàu thủy nhỏ vào trốn.
(6) ” Hói”: Là dòng kênh bắt nguồn từ sông Gianh chảy sâu vào làng.