Thời gian: âm lịch Địa điểm: Làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng.
Đặc điểm: Lễ cúng tế thành hoàng (10 mâm xôi, 10 con gà trống), sau đó làng cử một đôi vợ chồng (đảm đang, đã có con trai và con gái) xuống cấy thửa ruộng trước đình làng.
Sau 10 năm khai canh lập ấp, ông Lê Văn Hành đã lập biểu, bẩm báo triều đình cử người trắc đạc và đặt tên xã. Năm 1482, triều đình cử quan Cai tri châu Bố Chính là Nguyễn Huy Tưởng, tước Lạng Động hầu, quê ở làng Trung Hòa, nay là phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, làm trưởng đoàn giám đạc về xứ Cồn Vang tiến hành trắc lập địa bạ, đinh bạ và thiết lập xã hiệu với tên gọi Lệ Sơn.
Để có nơi tôn nghiêm thờ cúng các vị thần linh, thành hoàng làng, tiên hiền và người có công lao đã bao bọc, chở che, khai canh xóm làng, người dân Lệ Sơn đã đóng góp công sức xây dựng nên ngôi đình. Hiện nay, không có tài liệu nào xác định chính xác thời gian lập đình nhưng rất có thể đình được xây dựng trong khoảng thời gian sau khi hoàn thành việc thiết lập xã hiệu đến trước năm 1757, là năm xây dựng chùa Vĩnh Phúc.
Ban đầu đình làng được dựng ở khu vực trạm y tế xã hiện nay, thuộc thôn Đình Miệu. Đình làng chỉ là một căn nhà gỗ 5 gian làm chủ yếu từ gỗ do nhân dân đóng góp. Đình tọa lạc trên một khu đất có diện tích khoảng 600 m2.
Trận lụt lớn năm Ất Sửu 1865, đình làng bị dòng nước lũ cuốn trôi. Điều kỳ lạ là đình làng bị trôi dạt về khu đất cao ráo, bằng phẳng ở trung tâm của làng, cách chỗ cũ khoảng 300m, thuộc địa phận thôn Trung Làng. Dân làng cho đây là sự linh thiêng, ý của trời đất và các vị thánh thần nên đã tế lễ thần linh, bản thổ cho phép phục dựng lại ngôi đình tại địa điểm hiện nay..
Nguồn: thamhiemvietnam.com