Bài viết Cảm xúc - Kỷ niệm về Lệ Sơn

Tuỳ bút nhiều kỳ: Buôn chó – Kỳ I: Vào đời – Tác giả: Lê Hải Minh

Được đăng bởi Người Lệ Sơn

Đời người ai cũng có một quãng thời gian buồn vui, đau khổ, căm ghét, yêu thương, nhưng cho dù là gì đi nữa thì cũng để lại trong mỗi chúng ta những kỹ niệm đẹp, những ký ức bồi hồi khi xa quê. Tùy bút nhiều kỳ của tôi mong nhận được những đồng cảm tương tự, tuy lời văn không chuyên nghiệp nhưng nó toát lên những khắc khoải trong tâm hồn. Nhớ về một thuở chớm bước vào đời, chớm yêu, chớm tập làm người lớn. Mong quý vị đừng nhận xét gì cả.

Vào đời
Tập 1-BUÔN CHÓ
Kỳ 1 – Những dự định lớn lao
Hắn không xấu, không đẹp, không giàu, không nghèo, nhưng hắn biết cách để kiếm tiền trong lúc những đứa bạn cùng trang lứa thì hầu như chả biết làm gì ngoài việc ôm cây đàn gỗ đi khắp xóm vào những đêm trăng của làng quê Lệ Sơn thơ mộng. Hắn là Minh, (cũng lại là Minh), cùng với tôi và Sự, ba gã trai Lệ Sơn tập tễnh những bước đi đầu tiên của cái gọi là “ cọc đi tìm trâu” hay gọi cho nó thơ mộng hơn là học cách đi tìm tình yêu theo các bậc đàn anh, đàn chị đi trước.

Làng quê Lê Sơn vào những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước cũng như bao làng quê Việt Nam khác vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc chống Mỹ, tiêu điều, nghèo đói, và có lẽ Lệ Sơn là làng quê nghèo đói nhất của cả nước, đất đai cằn cỗi, hệ thống giao thông thủy lợi nghèo nàn lạc hậu, công việc đồng áng chủ yếu nhờ vào ơn mưa móc của thiên nhiên. Chúng tôi lớn lên cùng với củ khoai, củ sắn, với những đêm trốn tìm, ù mọi, lủi trốn tiến bắn, “trọi vụ” đánh khăng…, và cũng thật kỳ lạ, như ông bà ngày xưa nói “trời sinh thì trời dưỡng”, chúng tôi cứ lớn dần, học hết vỡ lòng, cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3, dù thời đó đôi dép Sông Hàn cũng không có mà đi chứ đừng nói đến việc mơ được chiếc xe đạp như học sinh bây giờ. Đi học mà buổi chiều có lao động thì trưa hôm đó nhất khoát là nhịn đói vì đường xa, đò giang cách trở, cơm nắm thì nhác cầm, cũng may có Sự là gia đình tương đối khá giả hơn nên buổi trưa hắn hay bới ngô và lạc rang đãi hai thằng chúng tôi, chà hồi đó ngô và lạc rang sao mà ngon hơn bây giờ nhiều, cắn vào cảm thấy đậm đà từ lưỡi đến tận xương….

Tôi còn nhớ như in những hôm có các bà Lý Hòa rao bán cá trích các nục, sao tiếng rao nghe mà ngọt ngào đến đắm say lòng người đến vậy, sao nó vang xa đến vậy, nghe tiếng rao là chúng tôi ngóng cổ ra cổng, ngóng chán lại quay sang mạ xem mạ có phản ứng gì với tiếng rao ấy không. Nhưng mạ tôi đánh trống lảng, lái sang chuyện khác vì tiền đâu mà để ý . Tuy nhiên, cũng có hôm mạ tôi nói rất dõng dạc ( Mới nhận lương mà) : Bây kêu mệ bán cá vô cho mạ, cả bốn chúng tôi reo hò và chạy ù từ nhà ra cổng và từ cổng chạy xuống tận cây thị để rước bà bán cá vô nhà. Bà hàng các đi trước, lũ trẻ nít chúng tôi lũ lượt theo sau, mạ tôi cũng đã đón sẵn tõ ngoµi cæng. Vung nồi đựng cá được mở ra, chà một mùi thơm ngào ngạt lan tỏa khắp đường làng, ngâ xãm, chóng tôi nghếch mũi tận hưởng cảm giác đê mê của nồi cá kho thơm phưng phức như sợ mùi hương đó sẽ nhanh chóng mất đi. Hôm đó cả nhà như ngày hội, chúng tôi không còn bụng dạ nào mà chơi đùa nghịch ngợm nữa, cứ luẩn quẩn bên mạ và bên bếp chờ bữa tối, và giờ khắc mong đợi cũng phải đến, nghe tiếng mâm đũa leng keng dù có ở tận Liên Xô chúng tôi cũng nghe thấy. Mạ tôi khoán cho mỗi con cá trích là 2 bát cơm mỳ hột (thứ mỳ hột các nước Đông âu viện trợ cho Việt Nam dùng để làm thức ăn gia súc, nhưng về Việt nam mình tận dụng phân phát cho cán bộ chứ nông dân thì làm gì có) ,cơm được đơm ra bát, và chú cá trích ngạo nghễ nằm vắt ngang bát cơm, cuộc chiến bắt đầu, chà nên xực cái gì trước nhỉ, ta phải gặm nhấm từ từ, đầu tiên là 2 cái vây 2 bên, tiếp đến là cái đuôi sau đó đến đầu, còn phần vảy và thân chờ bát khác, cứ thế cho đến khi xong 2 bát cơm mỳ hột là chú cá đã nằm gọn hoàn toàn trong bụng không còn một mảnh xương, tội khổ chú cún ve vẩy đuôi nịnh nọt chờ từ đầu bữa tưởng đâu được bố thí cho tý vây, nước mắt lưng tròng, nước dãi đầy miệng, ai ngờ chủ nhân quá tệ chẳng kiếm chác gì được cả, cũng may lúc chiều bà hàng cá làm rơi mấy giọt nước kho anh ta liếm xong rồi gặm luôn phần đất đã bị thấm chút nước kho đó, nếu không thì giờ anh ta chẳng biết mùi vị cá trích nó mặn ngọt ra làm sao.

Trở lại câu chuyện của hắn, Minh, bạn tôi và Sự, bộ ba chí thân, như đã nói ở trên, những năm tháng khó nhọc, đói khổ rồi cũng qua đi, xong PTTH ba chúng tôi chẳng biết làm gì ngoài việc ngày đi chăn bò, tối về rủ nhau đi tán gái, nhưng mãi thế cũng chán, hắn tìm đường làm ăn, còn tôi với Sự thì vẫn lêu lổng vì biết làm gì đâu, ruộng vườn người ta chia hết rồi, ở nhà còn mình tôi và Sự thỉnh thoảng cầm rựa vào lèn chặt củi, nhưng củi cũng hiếm dần, lắm hôm chỉ được vài que như mấy người nói đùa(nhưng thật) là 2 thằng kiếm được mấy “cần câu cơm”.

Rồi một hôm hắn về, chà bảnh quá ta, áo quần mới, dép tông thái, rủ 2 thằng tôi đi nhậu, oai quá, gọi một chai bảy rượu và chục trứng vịt 3 thằng tôi đập phá một bữa bí tỷ và bàn chuyện làm ăn, hắn bảo :

  • Tao đi Đồng Lê lấy lá tim (lá dùng để làm nón), trúng lắm nhưng cũng không ăn thua, từ bữa đi đến nay được hơn 200 đồng.
  • Chà vậy thì quá tốt rồi còn gì, được gần hai đôi dép tông rồi còn đòi gì nữa mày.
  • Nhưng tao về bàn với hai thằng bây việc này chắc chắn sẽ trúng lớn,
  • Việc gì?
  • Đi buôn chó.
  • !!!
  • ở các cung đoạn của cầu, hầm các ga từ Ngọc Lâm lên Đò Vàng, Khe Nét, công nhân ở rất nhiều, họ làm lương cao nên rất hay làm thịt chó, mà chó trên ấy giờ đắt lắm
    Cứ thế cuộc trò chuyện đến khuya và ba chúng tôi thống nhất cho một cuộc làm ăn mới : Đi buôn chó.
    (Mời các bạn đón đọc kỳ 2 )

    Lê Đại Gia ® 07.04.2009 15:11

Để lại một bình luận