Làng Lệ Sơn xưa là một trong tám danh hương của tỉnh Quảng Bình, nay là xã Văn Hóa nằm ở cực nam huyện Tuyên Hóa. Phía Tây Nam Lệ Sơn giáp xã Cao Quảng, Tây giáp xã Châu Hóa, Bắc giáp xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa); đông bắc giáp xã Cảnh Hóa, đông giáp xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch); phía nam Lệ Sơn giáp xã Quảng Sơn và đông nam giáp xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn).Lệ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 2.569,31 ha, nằm ở tọa độ từ 17045’đến 17047’vĩ độ Bắc và từ 106015’đến 106018’kinh độ Đông. Chiều Bắc – Nam chỗ rộng nhất 4,2 km, chiều Tây – Đông từ động Chân Linh đến ga Lạc Giao dài gần 7 km. Về giao thông, Lệ Sơn có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc phía từ Tây Bắc đến Đông Nam.Đường bộ có hệ thống đường liên thôn gồm 02 tuyến đường dọc và hơn một chục tuyến đường ngang. Hai tuyến đường dọc chạy từ ga Lệ Sơn đến ga Lạc Giao nối với đường liên xã vùng nam của huyện Quảng Trạch từ xã Quảng Tiên đến xã Quảng Tân (đường Tỉnh lộ 559). Đường liên xã có tổng chiều dài trên 13 km, đoạn qua Lệ Sơn dài 5,45 km. Đường liên thôn ở Lệ Sơn có tổng chiều dài trên 24 km; tính đến 01/01/2013, đã bê tông hóa được trên 10 km.Từ ngày 20 tháng 8 năm 2013, cầu Văn Hóa được hoàn thành đã tạo ra con đường bộ nối liền Lệ Sơn với tuyến Quốc lộ 12 A. Sông Gianh là tuyến giao thông thủy nối Lệ Sơn với các xã ven sông của các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.Lệ Sơn có địa hình khá đa dạng gồm đất bồi ven sông, đồi núi bán sơn địa gồm núi đá vôi, núi đất và các thung lũng xen giữa. Các thung lũng xen giữa núi tiếng địa phương gọi là hung, gồm: Hung Tắt, Hung Cày, Hung Tràm, Hung Trữa, Hung Pheo, Hung Xoong, Hung Lụy, Hung Mít, Hung Thơm. Theo phân loại của sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình thì Lệ Sơn thuộc loại địa hình vùng gò đồi trung du.Từ trên không nhìn xuống chúng ta thấy khu vực cư trú của làng Lệ Sơn khá dài mà hẹp, núi Lệ Sơn (lèn Đứt Chân) như một bức trường thành sừng sững chạy dọc phía nam suốt từ Tây Bắc xuống Đông Nam; ở đầu làng và cuối làng núi ăn ra giữa lòng sông. Sông Gianh như một chiếc võng lớn, uốn cong ôm lấy phía bắc làng. Do “núi vây ba mặt, sông ôm một bề” nên về mùa mưa khi nước lũ dâng lên thì Lệ Sơn ở vào thế gần như cô lập hoàn toàn với các địa phương xung quanh.Tuy nhiên xét về địa nhân văn, hầu hết các nhà nghiên cứu đều gần như có chung một nhận định: Lệ Sơn ở vào thế “đất địa linh, sinh nhân kiệt”. Đặt trong tổng quan quá trình hình thành làng xã của Quảng Bình thì Lệ Sơn là một trong số những làng có lịch sử lâu đời và nổi tiếng về khoa bảng – một trong tám “danh hương” thời phong kiến của Tỉnh.Nghiên cứu văn hóa, văn minh các học giả đã rút ra kết luận là “các nền văn minh tối cổ của nhân loại đều hình thành và phát triển gắn liền với những con sông lớn”.Đất Quảng Bình ở phía Bắc và phía Nam đều có lưu vực các sông lớn tạo nên 2 vùng văn hóa đặc sắc của tỉnh. Vùng văn hóa Bắc Quảng Bình vốn là đất châu Bố Chính xưa (nay gồm các huyện Bố Trạch, thị xã Ba Đồn, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa) gắn với sông Gianh. Vùng văn hóa Nam Quảng Bình vốn là đất châu Địa Lý xưa (nay gồm các huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới) gắn với sông Nhật Lệ.Nếu sông Nhật Lệ tạo nên con rồng phía Nam làm xuất hiện “tứ danh hương: Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại”; thì sông Gianh phía Bắc tạo nên con rồng thứ 2 với “tứ danh hương: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa” mà Lệ Sơn là làng đứng đầu trong 4 danh hương phía bắc.Con rồng phía Bắc Quảng Bình được các nhà phong thủy cho là đầu rồng nằm ở đất Lệ Sơn kéo dài từ động Chân Linh đến ga Lạc Giao, chính giữa làng có con suối mang tên “Rào Nước Mội” tạo ra bàu nước lớn gắn với địa danh Hàm Rồng. Thân Rồng kéo dài từ phía Đông Nam Lệ Sơn – bên kia sông Gianh có lèn Rồng; Cồn Rồng thuộc địa phận làng Phù Kinh (Phù Hoá, Quảng Trạch) rồi xuôi theo dòng Gianh về phía Đông có các làng La Hà, Thổ Ngọa. Làng Cảnh Dương được xem là ở vị trí đuôi rồng. Ở phía Tây Bắc làng Lệ Sơn có lèn Bảng (nằm ở xã Tiến Hóa) chầu lại.“Cấu trúc địa chất về địa tầng, Lệ Sơn thuộc trầm tích hệ tầng Phú Xuân có đặc điểm thành phần độ hạt chủ yếu là bột sét (thung lũng giữa núi), lẫn ít sạn sỏi (thung lũng sông Gianh) trong thành phần khoáng vật hạt vụn ở thung lũng sông Gianh giàu thạch anh (99-100%) nhưng nghèo mảnh đá (1%). Về thành phần hóa học cũng có sự khác biệt giữa 2 khu vực trên; SiO2, Na2O và K2O ở thung lũng giữa núi thấp hơn so với thung lũng sông Gianh, các ôxit nhôm và nhóm kiềm thổ thì lại cao hơn.Đặc biệt mức độ phong hóa bề mặt cũng có sự khác nhau rõ rệt, ở thung lũng giữa núi trầm tích bị phong hóa mãnh liệt hơn tạo lớp kết vón laterit khá dày (1-3m) với hàm lượng Fe2O3 khá cao (29,31%), ở thung lũng sông Gianh mức độ phong hóa yếu hơn tạo màu sắc loang lỗ nhẹ, hàm lượng Fe3O3thấp hơn (4,43%)…Lệ Sơn nằm trong hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam mà đứt gãy chính là Rào Nậy”.
Kỳ tới: KHE VÀ CÁC SUỐI NƯỚC NGẦM
Tác giả: Lê Trọng Đại
Nguồn lấy từ Facebook : DÂN LỆ SƠN Ở PHƯƠNG NAM
Ảnh minh họa của Lương Duy Cường
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập mới bình luận được